Đến năm 2030, Cảng hàng không Liên Khương được đề xuất trở thành sân bay quốc tế và xây thêm ga T2 công suất 5 triệu hành khách/năm cũng như bổ sung các tuyến đường kết nối…

Cảng hàng không Liên Khương được thiết kế lấy cảm hứng từ đóa hoa dã quỳ
Cảng hàng không Liên Khương được thiết kế lấy cảm hứng từ đóa hoa dã quỳ

Tầm nhìn đến 2050

Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương (tỉnh Lâm Đồng) giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch và các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao. Đây là các điều kiện thuận lợi cho phát triển hàng không.

Theo đánh giá của đơn vị tư vấn, hiện trạng Cảng hàng không Liên Khương được đầu tư cơ bản tuân thủ theo quy hoạch tại Quyết định số 1375/QĐBGTVT ngày 27/06/2006 như: quy mô sử dụng đất phù hợp; khu bay cơ bản là phù hợp; hệ thống quản lý điều hành bay phù hợp. Tuy nhiên, khu hàng không dân dụng cần điều chỉnh quy hoạch phù hợp với chức năng, quy mô công suất; hệ thống thoát nước và giao thông kết nối cần có các điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

Cụ thể, đánh giá hiện trạng sân bay này, đơn vị tư vấn cho biết hiện chỉ có 1 cổ đường lăn ra vào nên hạn chế rất nhiều năng lực khu bay. Cùng với đó, đoạn đường lăn song song chênh cao độ nên không kết nối được với sân đỗ.

Nút giao ra vào cảng hàng không bị ùn tắc do giao bằng và do phương tiện dừng đỗ. Ngày lễ toàn bộ khu vực Quốc lộ 20 qua cảng hàng không bị ùn tắc giao thông do quy mô Quốc lộ 20 chỉ có 2 làn xe. Do đó, “cần nghiên cứu các tuyến kết nối giữa sân bay với các tuyến đường lân cận sân bay, hạn chế xung đột với Quốc lộ 20”, đơn vị tư vấn nhấn mạnh.

Một điểm khác, hướng thoát nước khu hàng không dân dụng tập trung về hồ điều tiết phía Tây Nam cảng hàng không và tự ngấm. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây ngập úng khu hàng không dân dụng khi có mưa lớn. Do đó, cần nghiên cứu quy hoạch bổ sung thêm hướng thoát nước cho cảng hàng không.

Ngoài ra, hiện còn 8 hộ dân trong khu vực hàng rào cảng hàng không vẫn chưa có phương án di dời…

Trên cơ sở kết quả dự báo tổng nhu cầu vận tải hành khách quốc tế đi/đến bằng đường hàng không và các kết quả dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện trong “Quy hoạch ngành quốc gia – Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 -2030.

Tầm nhìn đến năm 2050 ”, đơn vị tư vấn dự báo đến năm 2030, Cảng hàng không Liên Khương sẽ đón hơn 4,3 triệu khách nội địa và gần 700 nghìn khách quốc tế; hơn 18 nghìn tấn hàng.

Đến năm 2050 sẽ đón tổng cộng hơn 7 triệu khách, trong đó, lượng khách quốc tế tăng mạnh mẽ, lên tới hơn 1,5 triệu khách; gần 27 nghìn tấn hàng hoá cũng được vận chuyển qua sân bay này.

Dự báo về cảng hàng không Liên Khương

Báo cáo đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương
Báo cáo đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương

Sau khi đánh giá lại hiện trạng và dự báo lượng hành khách, hàng hoá, đơn vị tư vấn đề xuất điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương đến năm 2030 là sân bay quốc tế, cấp sân bay 4E.

Cụ thể, với khu bay, bổ sung quy hoạch đường lăn nối đầu 27 để có thể đầu tư và khai thác thuận tiện do sự chênh cao độ của đường lăn song song hiện hữu. Sắp xếp lại vị trí đỗ máy bay Code E và C.

Về nhà ga, quy hoạch ga T2 công suất 5 triệu hành khách/năm và giữ nguyên ga T1 hiện hữu công suất 2 triệu hành khách/năm. Tương lai xa có thể mở rộng T1 lên 5 triệu hành khách/năm. Các ga T1 và T2 được nối liên hoàn. Nhà ga hàng hóa và hangar bảo dưỡng tàu bay giữ nguyên vị trí của Quy hoạch 1375.

Về khu hàng không dân dụng, điều chỉnh một số vị trí khu chức năng như nhà xe ngoại trường, trụ sở các hãng hàng không, thương mại, dịch vụ,…khắc phục các nhược điểm khai thác hiện nay.

Ngoài ra, về các tuyến giao thông kết nối, đơn vị tư vấn đề xuất nghiên cứu bổ sung thêm 1 hướng kết nối với cao tốc và bổ sung tuyến đường đi trong hàng rào cảng hàng không…

Những dự án được thừa hưởng tiềm năng nâng cao giá trị bất động sản nhờ Sân bay Liên Khương